Ngày mẹ Luân ốm nặng, Nguyệt cũng nhất định không chịu đưa con về cho bà nhìn cháu (Ảnh minh họa)
Ngay khi ra viện, Nguyệt liền đưa con đi xét nghiệm ADN xác định quan hệ cha con với Luân. Có được kết quả, Nguyệt liền đem về ném vào mặt mẹ chồng, rồi chẳng nói chẳng rằng, đưa thẳng con về nhà ngoại. Luân thương vợ, thương con nên cũng theo vợ về ngoại chăm sóc cô.
Cũng từ ấy, Nguyệt không một lần bước chân về căn nhà của mẹ chồng nữa. Cô một mực ở lại nhà ngoại hoặc ra ngoài thuê nhà ở chứ có chết cũng không quay về căn nhà ấy. Yêu vợ, thương cô phải chịu bao tủi nhục, Luân quyết định về xin phép mẹ cho ra ngoài thuê nhà ở. Mẹ Luân cũng nhảy dựng lên nhưng cũng không làm gì được.
Sau khi ra riêng, Luân vì nghe theo vợ nên lạnh nhạt và ít qua lại với bố mẹ hẳn. Anh thật lòng cũng không muốn thế nhưng vì yêu chiều vợ, lại thương cô đã phải chịu quá nhiều oan ức vì mẹ anh nên đành nhượng bộ cô và vì anh cũng không muốn gia đình lục đục. Còn chuyện mẹ anh muốn gặp cháu thì Nguyệt lại càng không đời nào đáp ứng.
Ngày mẹ Luân ốm nặng, Nguyệt cũng nhất định không chịu đưa con về cho bà nhìn cháu. “Đứa cháu này, mẹ anh ghét nó từ khi nó mới tượng hình. Giờ còn đòi gặp làm gì! Anh về thì về, em và con có chết cũng không bao giờ về đâu!” - Nguyệt cương quyết nói.
Luân bất lực trước thái độ cứng rắn của vợ, đành về thăm mẹ một mình. Ngày mẹ anh mất, cũng chỉ một mình anh về chịu tang. Nguyệt và con tuyệt nhiên không đến dù chỉ vài phút. Cho đến tận khi mẹ anh đã mồ yên mả đẹp, nỗi hận của Nguyệt mới theo người đã khuất mà tan theo.
Liên và Hoàng (Long Biên, Hà Nội) kết hôn đã 3 năm mà chưa có con. Và nguyên nhân là do Liên.
Mẹ chồng Liên vốn đã là người khó tính và cực khó chiều, Liên phải nhịn như nhịn cơm sống mới có thể để cho nhà cửa tạm gọi là yên ổn. Đến khi biết Liên “tịt đẻ” thì hỡi ôi, bao nhiêu tội nợ cứ đầu cô mà bà giáng xuống. Cuộc sống của Liên nói không khác gì địa ngục cũng không ngoa.
“Loại này có mà kiếp sau cũng chẳng đẻ được!”, “Nhà này vô phúc mới vớ được con gà mái không biết đẻ trứng về!” … - rất nhiều những câu nói như xát muối vào lòng Liên ấy được mẹ chồng ca đi ca lại hằng ngày. Nhiều bữa cơm Liên ăn không nuốt trôi hết bát cơm, phải chan vội nước canh, và quýnh quáng rồi đứng dậy.
Rồi mỗi khi tức lên, mẹ chồng Liên lại đứng giữa nhà, vỗ bành bạch vào mông vào chỗ nhạy cảm của mình rồi lôi cả bố mẹ, tổ tiên nhà cô ra mà chửi, vì họ đã sinh ra đứa con điếc, không biết đẻ và là một con gà mái tịt như cô.
Liên ngậm đắng nuốt cay, im lặng nhịn nhục sống qua ngày. Một người phụ nữ khó có con đã là nỗi đau đớn quá lớn, còn bị dè bỉu và khinh bỉ như thế, dần dần trong lòng Liên nảy sinh sự thù hận với mẹ chồng. Bà cũng là phụ nữ mà bà nỡ lòng nào cay nghiệt với cô như vậy?
Sau, nhờ chạy chữa Liên đã sinh được một cô con gái rất đáng yêu. Mẹ chồng đang khát cháu bế, thấy Liên sinh được con, lại giống con trai bà như đúc thì quý lắm, chỉ muốn ôm ấp và chơi với cháu.
Nhưng đời nào Liên chịu. Những lời nói của bà cô vẫn nhớ như in, không sót từ nào. Đừng hòng ai động được vào con gái cô, cô giữ con như giữ vàng, mọi việc chăm sóc con đều do một tay cô đảm nhiệm. Mẹ chồng chỉ có nước đứng bên ngoài thèm thuồng, xin xỏ mỏi miệng mới được cô “ban ơn”, cho bà bế cháu một lúc.
Hoàng cũng không hài lòng, góp ý nhưng liền bị vợ vặc lại: “Em là mẹ, em không có quyền thì ai có quyền?”. Nghĩ lại Liên đã phải chịu nhiều ấm ức trước đây, anh đành nhường vợ. Sự việc có cải thiện hơn khi Liên sinh bé thứ 2. Vì Liên quá bận bịu nên lúc ấy mẹ chồng cô mới được tự do bế ẵm cháu. Nhưng đối với Liên, cô cho phép bà là cho phép thế thôi chứ nỗi hận trong lòng cô vẫn còn y nguyên như ngày nào. Những cay đắng và sự xúc phạm cô phải chịu, cô sẽ không bao giờ quên.
Khi bé thứ 2 nhà cô vừa đủ tuổi đi mẫu giáo thì mẹ chồng bị tai biến phải nằm liệt giường, không đi lại được. Từ ấy, những việc chăm sóc, cho ăn cho uống, vệ sinh cá nhân cho mẹ chồng đừng hòng cô nhận, toàn nhường hết cho chồng và anh chị em nhà chồng với những lí do rất chính đáng. Một người cô căm ghét vô cùng, giờ lại bắt cô hầu hạ ư? Đừng có mơ!
![]() |
Rồi trước mặt chồng và họ hàng nhà chồng, Liên lúc nào cũng tỏ ra tử tế. Nhưng hễ có cô và mẹ chồng ở nhà là cô lại đứng trước mặt mẹ chồng, chỉ thẳng vào mặt bà mà mắng chửi, mà xả hết những tủi nhục trước đây (Ảnh minh họa) |
Rồi trước mặt chồng và họ hàng nhà chồng, Liên lúc nào cũng tỏ ra tử tế. Nhưng hễ có cô và mẹ chồng ở nhà là cô lại đứng trước mặt mẹ chồng, chỉ thẳng vào mặt bà mà mắng chửi, mà xả hết những tủi nhục trước đây cô phải chịu do bà gây ra.
Mẹ chồng cô giờ chỉ nằm được một chỗ, nói năng ú ớ, đến đi vệ sinh còn không tự đi được thì lấy đâu hơi sức mà đáp trả lại cô. Bà chỉ có nước ngậm cục tức to đùng mà không làm gì được!
Liên xử sự như thế âu cũng là hả hê cho cái sự tức bực của mình mà thôi. Cô đáng thương nhưng ôm nỗi hận trong lòng bao năm như thế, có lẽ bản thân cô cũng chẳng được vui vẻ, thoải mái chút nào.
(Theo PLXH)" alt=""/>Con dâu trả đũa mẹ chồngHẳn là chiểu theo lý đó, một "tấm chiếu mới" đã hí hửng nói lên suy nghĩ về viễn cảnh lấy vợ của mình: "Nghĩ đến viễn cảnh lấy vợ thôi đã thấy yêu đời rồi. Cơm có người nấu, quần áo có người giặt. Sướng!".
![]() |
Dòng viết ngắn gọn thu hút đến 18 ngàn người bình luận sau chỉ vài giờ đồng hồ xuất hiện trên mạng xã hội. |
"Tút" của thanh niên chưa vợ ngay khi vừa đăng đã nhận được hàng vạn biểu tượng cảm xúc của cư dân mạng và gánh luôn một cơn bão bình luận, đa số là từ cánh nam giới đã có vợ "ngứa ngáy tay chân" vào "chỉ giáo" khiến người đọc không nhịn được cười.
Không phải các ý kiến chê trách anh chàng có tư tưởng làm khổ phụ nữ, mà ngược lại, là các ý kiến cảm thương với chàng trai chưa trải sự đời, cùng lời cảnh báo "cứ lấy vợ đi rồi biết".
- "Khổ thân. Ai khai sáng cho ông ấy hộ tôi chứ tôi đang bận giặt tã cho con không tiện nhắn tin. Nhỡ đâu vợ tôi thấy nó vả cho không còn cái răng nào",
- "Ad (admin, người chủ trang đăng bài - PV) sinh nhầm thời à? Ngoài việc mình vẫn phải nấu cơm, rửa bát, giặt đồ x2 số lượng thì mình còn ăn combo grab kiêm ahamove nhé",
- "Tiền làm ra có người cầm hộ luôn, hơn cả ngân hàng nhé!",
- "Sao không nghĩ đến cảnh phải ăn cắp tiền do chính mình làm ra nhỉ?",
- "Thế là chưa nghĩ đến cảnh trông con rồi",
- "Một chiếc chiếu không thể mới hơn, vợ nó chưa đánh cho là may lại còn...",
- "Đợi tôi cắm nồi cơm xong tôi kể cho sướng như thế nào nhé",
- "Tiền có đứa cầm, đầu có đứa ngồi sao không kể luôn đi",
- "Không có mùa xuân đấy đâu, khéo phải làm tất!",
- "Đúng đấy, có người giặt, có người nấu cơm, nhưng người đấy là mình",
- "Đi ăn không phải trả tiền nữa, tiền không phải tiêu luôn!",
- "Thôi thôi ông im cái mồm ông đi, xem phim Hàn Quốc vừa thôi",
- "Tuổi trẻ chưa trải sự đời... Đấy là người khác nói thế ạ, còn em thì không dám nói gì ạ",
- "Lấy đi rồi biết đứa nào nấu cơm, đứa nào giặt quần áo ngay",
- "Ngoài ra "nó" còn bonus thêm cho: Bảo đứng thì đứng, bảo ngồi thì ngồi, nằm mới được nằm. Vui vợ chửi cho nghe, không vui vợ không thèm nói gì cả tháng"...
- "Bớt ảo mộng đi tình yêu nhé! Riêng 2 việc ông kể là tôi đang phụ trách chứ không phải vợ tôi rồi. Chưa kể một đống việc nữa..."
... là các ý kiến hài hước của anh em cõi mạng khiến cộng đồng cười nghiêng ngả.
500 anh em còn truyền nhau câu chuyện, một ông chồng thấy vợ vừa cho con ăn vừa xem phim hoạt hình, thấy ngứa mắt quá nên góp ý. Chẳng ngờ vợ bảo "anh có ngon thì cho con ăn đi". Ông chồng: "Đến cái việc cho con ăn mình còn làm nữa thì thời gian đâu mà nấu cơm, quét nhà, rửa bát, phơi quần áo!".
Các "tiền bối" đi trước nhân chuyện này gọi chủ tút là "tấm chiếu mới", "có lớn mà không có khôn", "chưa trải sự đời". Có vẻ như thời thế đã thay đổi, thời của chị em vùng lên và các ông chồng thì đua nhau khoe thành tích... yêu chiều vợ.
Một status vu vơ được hồi đáp bằng hàng vạn bình luận hài hước cho thấy sự chuyển biến tích cực trong các gia đình trẻ, trong đó sự áp đặt vai trò nam-nữ đang dần được xóa bỏ, thay vào đó là đàn ông đang tham gia vào việc gia đình nhiều hơn.
Tuy là bình luận "kể khổ" nhưng có thể thấy được niềm vui và sự đáng yêu, kể cả tự hào của các ông chồng trong đó, khi có thể xắn tay "làm việc vặt" trong nhà, tham gia cùng vợ trong vai trò quán xuyến, sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình, thậm chí còn "lấn lướt" vợ trong những công việc mà xưa giờ bị áp đặt là "thiên chức" của người phụ nữ.
Th.S, Nhà báo Ngô Thị Thu Sương, chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về xóa bỏ định kiến giới cũng cho rằng: "Thái độ của nhóm nam thanh niên thế hệ 8X, 9X ở đô thị về nam tính, về hôn nhân, gia đình, về phụ nữ và bình đẳng giới đang chuyển dịch theo hướng tích cực hơn. Trong một gia đình, nếu các thành viên quan tâm đến nhau và cùng nhau chia sẻ việc nhà, mọi thành viên của gia đình sẽ cảm thấy viên mãn và hạnh phúc hơn, bao gồm cả nam giới".
Theo Dân Trí
Chúng tôi ly hôn đã 3 năm, chồng cũ của tôi vẫn chưa lấy vợ khác nhưng anh ấy đang có bạn gái. Tôi không thích cô ta vì trong lòng tôi vẫn mong mỏi có một ngày tôi và anh sẽ tái hợp.
" alt=""/>Thanh niên 'nghĩ đến viễn cảnh lấy vợ thôi đã thấy yêu đời...' gây bão mạng![]() |
Bé sẽ có những khám phá đầy thú vị khi cùng mẹ vào bếp |